EN
JP
Chúc mừng năm mới
Tin tức & Sự kiện
 
Giám đốc dữ liệu - Vị trí lãnh đạo mới thời Big Data
 

Dữ liệu đang trở thành một phần quan trọng trong việc đặt nền tảng CNTT và phát triển doanh nghiệp. Và một nhu cầu thiết yêu về vị trí đứng đầu trong lĩnh vực nền tảng dữ liệu đang được đặt ra nhằm đánh giá, xây dựng hệ thống phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Lương dữ liệu trao đổi qua các trung tâm dữ liệu đến năm 2017 (theo Cisco)

Giám đốc dữ liệu (Chief Data Officers-CDO) là một vị trí quản lý đầu não của công ty chịu trách nhiệm về quản lý và khai thác dữ liệu của doanh nghiệp. CDO sẽ có vị trí ngang hàng các quản trị viên cấp cao khác như Giám đốc công nghệ (CTO), Giám đốc công nghệ thông tin (CIO), Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc tiếp thị (CMO) hay Giám đốc chiến lược (CSO).

Trong báo cáo thường niên Cisco® Global Cloud Index (2012-2017) lần thứ ba, Cisco đã dự báo lưu lượng mạng qua trung tâm dữ liệu tăng gấp ba lần và đạt 7,7 zettabytes vào năm 2017 (1ZB = 1021 B).Trong đó, 17% sẽ là lượng dữ liệu trao đổi thông qua việc truy cập điện toán đám mây và các nhu cầu của người dùng cuối (xem video, chạy ứng dụng, kết nối thiết bị); 76% được lưu trữ, vận hành và phát triển trong môi trường ảo hóa của các trung tâm dữ liệu. Còn 7 % còn lại là sự trao đổi giữa các trung tâm dữ liệu. Dữ liệu ngày càng  trở nên lớn và phức tạp hơn, tạo ra nhiều thay đổi về bản chất. Dữ liệu bây giờ là sự pha trộn giữa các nguồn dữ liệu, kiểu dữ liệu và cơ chế chia sẻ thay thế dần cho các cơ chế cũ như dữ liệu trong, dữ liệu ngoài, cấu trúc và phi cấu trúc…

Trong dữ liệu kĩ thuật số, thì lượng nội dung từ phía doanh nghiệp tạo ra chỉ chiếm 20%, trong khi đó tới 80% lượng dữ liệu được sinh ra trong quá trình tương tác với người dùng cuối mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn… Điều này cũng đặt ra cho doanh nghiệp nhu cầu cấp thiết về giải pháp xử lý dữ liệu cho nội bộ, khách hàng, bảo mật với đối thủ cạnh tranh...

Vai trò của CDO
Hiện tại, nhận thức về vai trò của CDO còn khá hạn chế khi mà vị trí này hiện chỉ mới tập trung vào một số công ty lớn. Ước tính chỉ có 1 % các công ty Mỹ đã có một vị trí CDO hay thuê một người nào đó để thực hiện trách nhiệm gắn liền với vai trò này. Con số rất khiêm tốn nhưng số lượng CDO ở Mỹ lại chiếm 60% trên toàn thế giới, phần còn lại là 20% ở Anh và phân bố trên 10 nước khác. Vào năm 2014, theo dự đoán sẽ có hơn 10% các tổ chức chính phủ sẽ bổ nhiệm vị trí CDO.

Với sự phát triển mạnh mẽ của Big Data cũng như các giá trị tiềm năng dành cho doanh nghiệp  thì vai trò của CDO sẽ được khẳng định rõ ràng hơn.

Giám đốc dữ liệu (Chief Data Officers) và Giám đốc kĩ thuật số (Chief Digital Officer) có chung tên viết tắt là CDO. Giám đốc kĩ thuật số thì có vai trò phân tích nội dung, phân tích truyền thông xã hội, cá nhân hóa trang web, quảng cáo máy tính, thử nghiệm trực tuyến,...  Còn  giám đốc dữ liệu sẽ đảm nhận vai trò nào trong doanh nghiệp?

Từ thập niên 90 trở về trước thì vai trò của vị trí xử lý dữ liệu trong được xem là quan trọng trong đội ngũ quản lý cao cấp của doanh nghiệp. Vai trò của giám đốc dữ liệu thường chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp đặc thù và chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo nhận thức được dữ liệu là một tài sản quan trọng. Việc đầu tư vào các nguồn lực để thực hiện chiến lược về hệ thống và biến dữ liệu thành một tài sản ngang tầm với các thành phần khác như tài chính, cơ sở vât chất, IP (sở hữu trí tuệ)…

Mặc dù trước đây, CEO là người quyết định về việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp nhưng hầu hết thường không đánh giá hết vai trò của dữ liệu. Do vậy, các doanh nghiệp này thiếu khả năng quản lý chiến lược liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ dữ liệu họ thu thập được. Có nhiều khái niệm về vị trí giám đốc dữ liệu nhưng vai trò cụ thể nhất của một CDO trong doanh nghiệp là đảm bảo các giá trị từ dữ liệu, phải chắc chắn rằng các dữ liệu sẽ được thu thập và được quản lý đúng cách, xác định những rủi ro cho dữ liệu; tạo ra hệ thống để phân tích, đánh giá dữ liệu tốt hơn, hỗ trợ cho việc phát triển chiến lược kinh doanh.

CDO tạo ra sự khác biệt
Giám đốc dữ liệu (CDO) và giám đốc thông tin (CIO) có sự liên hệ mật thiết với nhau về hệ thống cơ sở dữ liêu của doanh nghiệp. Một CIO thường quan tâm đến các hệ thống thông tin cơ sở hạ tầng được sử dụng để thu thập và quản lý dữ liệu còn CDO lại sử dụng dữ liệu đó để có thể đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp thường sử dụng CIO kiêm nhiệm luôn việc của một CDO, nhưng trên thực tế hiện nay khi lượng dữ liệu đang phình ra với cấp số nhân thì vai trò của 2 vị này khó có thể đánh đồng với nhau. CIO và đội ngũ nhân viên có thể không hướng trọng tâm kinh doanh dự trên nên tảng dữ liệu. Nhiều doanh nghiệp thất bại trong việc kinh doanh từ nền tảng dữ liệu bởi họ thiếu một vị trí chuyên trách như CDO hay CAO (Chief Analytic Officer - giám đốc phân tích). CIO thực sự đảm bảo được làm thế nào để có được dữ liệu từ người dùng cuối và các ứng dụng của cả giao dịch và hoạt động – nhưng với xu thế hiện tại là phát triển kinh doanh thì chưa có thể đảm bảo được.

Với sự gia tăng của các cấu trúc định hướng dịch vụ (Service Oriented Architectures - SOA), thu thập dữ liệu hệ thống trên diện rộng, và việc lưu trữ dữ liệu/cơ chế trao đổi dữ liệu đa dạng (Databases, XML, EDI...), việc đưa ra những hướng dẫn cá nhân để tạo ra và áp dụng chiến lược dữ liệu là rất cần thiết.

Một CDO sẽ tập trung vào sự hiểu biết dữ liệu một doanh nghiệp đang thu thập, làm thế nào dữ liệu được bảo vệ, và những người được quyền truy cập vào dữ liệu. CDO sẽ phải nhận báo cáo trực tiếp từ tất cả các bộ phận kinh doanh và phối hợp các nhu cầu dữ liệu/thông tin của từng bộ phận chức năng với hệ thống công nghệ  nhằm đẩy nhanh thời gian để đánh giá dữ liệu.

Các doanh nghiệp hiện tại đang thu thập khai thác dữ liệu một cách thức khá rõ ràng. Tuy nhiên,  do khối lượng dữ liệu có liên quan tới nhiều hệ thống, và độ phức tạp của dữ liệu tăng cao khiến khả năng quản lý một số trường hợp đã vượt qua vai trò của CIO.

Bây giờ doanh nghiệp nhìn thấy được những giá trị từ hệ thống dữ liệu của họ và biến dữ liệu đã trở thành tiền tệ cơ bản cho sự đổi mới. Trong xu hướng phát triển hệ thống kinh doanh dựa vào khả năng tối ưu hóa dữ liệu (Business Intelligence), các nhà lãnh đạo mới đang thấy các giá trị quan trọng từ lượng lớn dữ liệu mà doanh nghiệp, tổ chức đang thu thập và duy trì. Vì vậy một vị trí CDO là rất quan trọng trong việc phát triển và định hướng mô hình Business Intelligence.

Chuỗi khách sạn, casino Harrahs ở Mỹ trước đây đã sử dụng cơ sở dữ liệu phục vụ khách hàng của mình tạo nên xu hướng mới trong ngành giải trí cờ bạc

 

CDO tiên phong
Các tổ chức tài chính, tổ chức chăm sóc sức khỏe, và các cơ quan Chính phủ thường được coi là những người tiên phong đặt nền móng cho vị trí CDO.

Trên thế giới, các cơ sở y tế đang sử dụng rất linh hoạt những tiện ích xuất phát từ dữ liệu lớn. Nhưng thực tế thì các doanh nghiệp về hệ thống viễn thông, điện thoại… đã sử dụng hệ thống dữ liệu trong nhiều năm qua với mục đích phục vụ, quan hệ khách hàng.

Netflix, Harrah, Amazon và Wal-Mart có điểm gì chung? Câu trả lời khá đơn giản. Họ sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu để bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.

Chuỗi khách sạn, casino Harrahs ở Mỹ trước đây đã sử dụng cơ sở dữ liệu phục vụ khách hàng của mình tạo nên xu hướng mới trong ngành giải trí cờ bạc. Năm 1997, Harrah đã cho ra mắt loạt thẻ khách hàng ưu tiên dành cho người chơi. Khi khách hàng tích lũy các khoản tín dụng và phần thưởng khi chơi bài, Harrah đã thực hiện nghiên cứu, phân tích dữ liệu về thói quen, hành vi của người chơi giúp chuỗi casino này cá nhân hóa những phương thức tiếp thị. Hiện nay, một cơ sở hạ tầng dữ liệu như Harrah có chi phí từ 20-50 triệu USD khi đưa vào hoạt động.

Thành phố Philadelphia của Mỹ gần đây đã bổ nhiệm Mark Headd vào vị trí Giám đốc dữ liệu, với nhiệm vụ là thực hiện chính sách dữ liệu mở của thành phổ này. Philadelphia, giống như các thành phố khác, phải đối mặt với những thách thức từ nguồn dữ liệu khổng lồ đến từ các phòng ban. Ví dụ, khoảng 10 phòng ban khác nhau đã từ lâu thu thập thông tin về khu dân cư và thương mại, nhưng không bộ phận nào có thể cho thấy giá trị tài sản tổng thể. Khi Philadelphia đánh giá lại tất cả bất động sản trong năm qua, Headd đã tạo ra một phương thức để sắp xếp lại toàn bộ hồ sơ lưu trữ bằng các liên kết hệ thống dữ liệu.

Cathryne Clay Doss của Capital One là một trong những người đầu tiên được bổ nhiệm làm giám đốc dữ liệu vào năm 2003. Ngoài ra còn một số nhân vật nổi tiếng trong giới công nghệ khác như Usama Fayyad của Yahoo, người đầu tiên của hãng giữ vị trí chính thức giám đốc dữ liệu. Một người khác đó là Thomas Muller giám đốc dữ liệu của tập đoàn Allied Management Group.  John Bottega trở thành giám đốc dữ liệu của CitiGroup (CIB). Ông hiện là CDO của dự trữ liên bang New York và Chủ tịch Hội đồng EDM.

Bệnh viện trẻ em Seattle từ năm 2007 đã có Giám đốc phụ trách dữ liệu của phòng thí nghiệm và phân tích kinh doanh (bao gồm phát triển và quản lý tài nguyên chiến lược của bệnh viện, mô hình kinh tế...)

Nhiều ngân hàng lớn và các công ty bảo hiểm, sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 đã tạo ra vai trò CDO để đảm bảo chất lượng dữ liệu và minh bạch các quy định, quản lý rủi ro cũng như lập nên các báo cáo phân tích.

Mặc dù xu hướng CDO đang lên cao, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi công ty cần có vị trí giám đốc dữ liệu này. Thông thường CDO trước tiên phải đảm bảo được khả năng xử lý như một CIO, bởi hiện tại CIO đôi lúc chỉ là những người đảm nhận hệ thống cơ sở hạ tầng chứ không phải là một giám đốc thông tin thực sự.  Khả năng kiêm nhiệm và tích hợp của 2 vị trí này khá cao tùy theo từng môi trường, nhu cầu của doanh nghiệp.

Theo PC World VN

Các tin liên quan
Tin hoạt động CUSC
 
CUSC xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng thời gian nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2023 như sau:      •  Thời gian nghỉ lễ: Từ ngày 29/04/2023 đến hết ngày 03/05/2023.  •  Thời gian làm việc trở lại: Từ ngày 04/05/2023.   CUSC kính chúc toàn thể Quý khách hàng cùng gia đình có những ngày nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!  
25-04
 
Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC) thông báo thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 như sau:   1. Thời gian nghỉ Tết: từ 19/01/2023 - hết ngày 29/01/2023 (nhằm 28 tháng Chạp đến hết Mùng 8 Tết) 2. Thời gian làm việc trở lại: từ ngày 30/01/2023 (nhằm Mùng 9 Tết) CUSC trân trọng thông báo đến quý đơn vị để tiện sắp xếp thời gian và công việc khi liên hệ làm việc tại CUSC. CUSC kính chúc Quý đơn vị một mùa xuân mới DỒI DÀO SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC AN KHANG - VẠN ĐIỀU MAY MẮN.   Trân trọng./.
17-01
 
Thực hiện Công văn số 4427/BTTTT-CNICT ngày 26/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ đã phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát trực tiếp, thu thập thông tin liên quan đến việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNTT. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Trường Đại học Cần Thơ (CUSC) vinh dự là một trong những doanh nghiệp được Sở Thông tin và Truyền Thông TP. Cần Thơ mời tham dự buổi làm việc với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện khảo sát, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ CNTT của Trung tâm.      Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ trao đổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông   Ngày 05/10/2022 tại CUSC đã tiếp đón Đoàn Công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đến làm việc. Trong buổi làm việc, CUSC trao đổi một số thông tin, về hoạt động sản xuất phần mềm và dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cung cấp thông tin giá trị doanh thu và trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ Việt Nam, trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ Việt Nam.      Ảnh lưu niệm chung    Số liệu và thông tin khảo sát được từ CUSC sẽ là một trong những cơ sở để phục vụ mục tiêu xác định tỷ lệ phần trăm giá trị nội địa của các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) của các doanh nghiệp mà Bộ Thông tin và Truyền Thông đã đề ra, đồng thời đây cũng là thông tin hỗ trợ các cơ quan quản lý đánh giá, xây dựng quy định ưu đãi cho các sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất tại Việt Nam khả thi, đáp ứng được thực tiễn phát triển, góp phần thúc đẩy sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT Make in Viet Nam.  
14-10
 
  CUSC Software trân trọng thông báo Lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh đến quý Khách hàng và Đối tác như sau:   • Thời gian nghỉ lễ: Từ ngày 01/9/2022 đến hết ngày 04/9/2022 • Thời gian làm việc trở lại: Từ ngày 05/9/2022   Kính chúc quý Khách hàng và Đối tác có kỳ nghỉ lễ vui vẻ, hạnh phúc và thành công.  
19-08
 
Hơn 21 năm kinh nghiệm trong Lĩnh vực Công nghệ thông tin, con thuyền CUSC luôn vươn mình ra biển lớn, chinh phục những thách thức mới, thành tựu mới.   Gia đình CUSC luôn chào đón bạn, chúng tôi luôn có những đợt tuyển dụng thường niên để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng và nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng cùng CUSC trên hành trình vươn ra biển lớn.     Hiện CUSC đang tổ chức tuyển dụng cho các vị trí như sau:   1/ Vị trí: Nghiên cứu viên (02 người)   * Yêu cầu: Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên ngành Công nghệ thông tin; Anh văn trình độ B hoặc bằng cấp ngoại ngữ tương đương; Năng động, hòa đồng, nhiệt tình trong công tác; Có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, thực hiện nghiêm túc thời gian lên lớp; Có tác phong, kỹ năng sư phạm; * Ưu tiên cho các ứng viên có: Kinh nghiệm giảng dạy ở các cơ sở đào tạo; Nghiên cứu viên giảng dạy về Java EE có chứng chỉ chuyên môn về công nghệ Java EE. Nghiên cứu viên giảng dạy về .Net. có chứng chỉ chuyên môn về công nghệ .NET.   2/ Vị trí: Nhân viên kinh doanh (02 người)   * Yêu cầu: Tốt nghiệp cao đẳng, đại học khối ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin; Khoa học xã hội; Anh văn trình độ A hoặc bằng cấp ngoại ngữ tương đương; Sử dụng thành thạo tin học văn phòng; Giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, năng động; Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có khả năng làm việc độc lập; Yêu thích kinh doanh và marketing; Ưu tiên cho các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm phần mềm. 3/ Vị trí: Nhân viên chăm sóc khách hàng (01 người)   * Yêu cầu: Tốt nghiệp cao đẳng, đại học khối ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin; Khoa học xã hội; Anh văn trình độ A hoặc bằng cấp ngoại ngữ tương đương; Sử dụng thành thạo tin học văn phòng; Giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, năng động; Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có khả năng làm việc độc lập; Yêu thích kinh doanh và marketing; Ưu tiên cho các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, kinh doanh các sản phẩm phần mềm. * Hồ sơ xin việc gồm có: Đơn xin việc làm (ngoài bì hồ sơ ghi rõ vị trí dự tuyển, điện thoại, email nếu có) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của chính quyền địa phương; Giấy khám sức khỏe; Văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm có liên quan (ứng viên có thể nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu); Bản sao chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, sổ hộ khẩu (có công chứng); Phiếu thông tin ứng viên được tải từ website: www.cusc.vn tại mục thông báo tuyển dụng (Phiếu thông tin ứng viên phải gởi kèm trong hồ sơ ứng viên khi nộp trực tiếp đồng thời phải gửi đến hộp thư cusc@ctu.edu.vn (chủ đề ghi rõ vị trí dự tuyển).   (Lưu ý: Không hoàn trả hồ sơ nếu ứng viên không đạt yêu cầu tuyển dụng. Hồ sơ xin việc có bán tại Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường Đại học Cần Thơ).   * Thời hạn nhận hồ sơ: Kể từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 15/5/2022.   Ứng viên nộp hồ sơ tại Phòng Tổ chức - Cán bộ hoặc tại Văn phòng Trung tâm Công nghệ Phần mềm (Khu III, số 01, đường Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).  
26-04
 

[X] Đóng
Can Tho University Software Center
Văn phòng:  
+ Địa chỉ: 01 Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
+ Điện thoại: +84 292 3731072
+ Fax: +84 292 3731071
+ Email: cusc.sales@ctu.edu.vn
+ Website: http://cuscsoft.com/
Vui lòng điền thông tin vào các ô bên dưới và gửi cho chúng tôi:
Tên
  •  
Email
Địa chỉ
Điện thoại
Nội dung
Mã xác nhận Verify Verify